Tại sao đa số các bác sĩ đều khuyên nên nhổ răng khôn?

Nếu nhìn từ góc độ y học, thông thường các bác sĩ nha khoa sẽ đề nghị bạn nhổ bỏ để tránh những rắc rối mà bạn có thể gặp phải, thà một lần đau để cả đời tránh họa. Nhưng nếu bạn cảm thấy của mình vẫn bình thường thì bạn có thể tự quyết định.

Răng khôn, còn gọi là răng hàm lớn thứ ba, hay răng thông minh, răng cuối cùng, đây là chiếc răng nằm ở cuối khoang miệng gần với vòm họng, có tổng cộng 4 cái ở cả hai hàm trên và dưới, thường thì sau tuổi 16 mới mọc. Lúc này tâm sinh lý của con người đã phát triển gần thành thục, vì thế việc mọc răng này được xem là tượng trưng cho “trí tuệ đã đến”, do đó người xưa gọi là “răng khôn”.

Răng khôn ở mỗi người khác nhau có sự phát triển khác nhau, có người trước 20 tuổi, có người đến 40 – 50 tuổi mới mọc, có người cả đời không có, đây là chuyện bình thường. Ngoài ra không phải người có răng khôn đều mọc ra 4 cái, có khi chỉ có một hoặc hai cái, có cái thậm chí mọc dở chừng thì không mọc nữa, trường hợp này gọi là răng khôn… chán mọc. Vị trí của răng khôn bắt đầu tính từ kẽ răng cửa, đếm số răng chạy dọc vào trong, nếu thấy có răng số 8 thì đó chính là răng khôn.

Chúng tôi với các bác sĩ hàng đầu sẽ tư vấn cho bạn về sức khỏe quan hệ tình dục, các tư thế quan hệ sướng nhất và các phương pháp chữa yếu sinh lý vô cùng hiệu quả sẽ giúp cho bạn khỏi vấn đề của mình ngay

Do răng khôn mọc trong điều kiện không gian chật chội nên bị cản trở và có thể tùy tiện phát triển theo các hướng, thường sẽ tạo ra một góc nhất định với răng bên cạnh. Cũng có thể mọc hướng vào răng bên cạnh, có thể mọc ngang hoặc vuông góc với răng bên cạnh.

Do vị trí đặc biệt của răng khôn nên nếu răng có vấn đề thì việc vệ sinh và chữa trị nó cũng có nhiều khó khăn, những bệnh thường thấy như sâu răng, bệnh nha chu, viêm tủy răng. Vì răng khôn nằm trong cùng nên việc chải răng hàng ngày hay ‘bỏ sót’, vì thế răng khôn rất dễ bị sâu, vì vùng mọc răng khôn chật chội nên cũng thường gây hiện tượng sưng đau, hoặc mọc chèn răng bên cạnh gây nhức nhối.

Xem Thêm:  Top 7 nguyên nhân không ai ngờ gây ra hôi miệng

Nếu nhìn từ góc độ y học, thông thường các bác sĩ nha khoa sẽ đề nghị bạn nhổ bỏ răng khôn để tránh những rắc rối mà bạn có thể gặp phải, thà một lần đau để cả đời tránh họa. Nhưng nếu bạn cảm thấy răng khôn của mình vẫn bình thường thì bạn có thể tự quyết định.

Răng khôn nên giữ

1. Vị trí tương đối ngay ngắn, báo trước có thể mọc được một cách bình thường.

2. Mũ răng khôn mềm mại, răng chưa từng sưng viêm và đau nhức, không bị sâu.

3. Răng khôn có răng đối nhai

Răng khôn cần nhổ bỏ

1. Sâu răng: Nếu răng khôn bị sâu, nếu sâu mặt cắn đơn giản không ăn sâu vào trong thì dễ xử lý, nếu sâu mặt cạnh và ăn vào sâu thì cần chữa trị tận gốc, trường hợp này đề nghị nên nhổ bỏ để ngăn hậu họa tận gốc.

2. Lấn vào răng bên cạnh: Thông thường người gặp vấn đề này không tự biết được, phải cần có nha sĩ chuẩn đoán bằng X-quang mới biết. Thông thường không gian cho răng khôn quá chật nên thường mọc chèn vào răng hàm thứ hai, cũng gây khó khăn cho vệ sinh chiếc răng khôn này, thậm chí có khi một phần răng mọc bám vào răng hàm thứ hai gây khó chịu hoặc đau.

3. Không gian mọc không đủ: Nhìn từ lịch sử biến đổi của loài người thì răng khôn thay đổi theo hướng triệt tiêu dần. Do vòm răng càng ngày càng nhỏ hơn nên tình trạng thiếu không gian thường xảy ra. Khi mọc, răng có thể gây cảm giác sưng, đau. Nhiều người vì không chịu được nên phải nhổ bỏ răng khôn.

4. Khó vệ sinh răng:Do không gian nơi mọc răng chật hẹp nên răng khôn thường mọc xiêu vẹo, gây khó khăn khi vệ sinh răng, dễ gây sâu răng.

5. Không có răng đối nhai: Như đã đề cập, không phải khi nào cũng mọc đủ 4 răng khôn. Vì thế nếu không có răng khôn đối nhai có thể xảy ra trường hợp răng khôn mọc quá độ gây ảnh hưởng khi nhai.

6. Răng mọc dở: Đây là tình huống đáng ghét nhất, vì nha sĩ thì khó xác định, còn người bệnh có khi không có cảm giác gì, vì thế bỏ qua. Trường hợp này thông thường răng bị chìm khuất trong ổ răng, nếu bị đau hoặc chuẩn đoán có ổ bệnh thì phải nhổ bỏ.

Việc có nên nhổ bỏ răng khôn hay không phải dựa vào tình hình cụ thể, nếu răng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thì nên nhổ bỏ để tránh rắc rối về sau.

Độ tuổi tốt nhất để khôn

Từ khoảng 13 – 30 tuổi là độ tuổi tốt nhất để nhổ răng khôn. Thông thường nhổ trước 30 tuổi là tốt nhất, nhổ sau tuổi 40 thì vết thương sẽ tăng lên.

Nhiều người để đến khi “buộc phải nhổ” mới chịu nhổ, thậm chí có người 80 tuổi mới nhổ, nhiều người vì tình trạng cơ thể không cho phép nhổ, khi đó thật khó giải quyết triệt để những vấn đề do răng khôn gây ra, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc mang răng giả với người già, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Có khi răng khôn gây ảnh hưởng không tốt đến răng xung quanh, thậm chí khi nhổ phải nhổ luôn vài cái răng, gây tổn thương càng lớn hơn. Do đó, khi phát hiện răng khôn không tốt thì hãy sớm nhổ bỏ.

Điều cần biết về nhổ răng khôn

Nếu nhổ răng khôn, cần chú ý một số vấn đề sau khi nhổ để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

1. Thường thì thời gian nhổ khá lâu, thời gian sưng tấy cũng dài, đặc biệt là đối với răng mọc dở chừng.

2. Trong một giờ sau khi nhổ, phải nuốt hết tất cả máu loãng, nước bọt. Không được súc miệng vì phải để cho máu đông lại, phục hồi vết thương.

3. Sau khi về nhà, hai ngày đầu dùng đá chườm, sau hai ngày nếu còn thấy khó chịu thì chườm nóng.

4. Nếu viêm lợi không phù hợp nhổ răng khôn thì phải dùng thuốc chống viêm, sau khi hết viêm mới nên đi nhổ.

5. Thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng khôn.

 

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online