Bệnh cơ tim – Cách để phát hiệu dấu hiệu và điều trị sớm
Những dấu hiệu này đều được nhận biết chỉ khi bệnh đã tiến triển. Chính vì vậy, nếu người nhà phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng như trên nên đến ngay Bệnh viện để kiểm tra tim sớm nhất có thể.
1. Bệnh cơ tim là gì?
Bệnh cơ tim là bệnh bắp thịt trên thành tim. Đây là bệnh lý khi cấu trúc cơ tim thay đổi dẫn đến chức năng cơ tim bị biến đổi. Khả năng bơm máu của tim cũng gặp vấn đề trầm trọng. Người mắc bệnh cơ tim có thể đối mặt với những biến chứng tim mạch thông qua nhiều loại bệnh của bệnh cơ tim.
Khi mắc bệnh cơ tim, các cơ tim trở nên quá lớn, dày hoặc chai cứng. Hiện tượng này khiến tim không thể co bóp liên tục, hữu hiệu để bơm máu trong hệ tuần hoàn. Nhiều trường hợp được bác sĩ ghi nhận khi mô cơ tim biến thành mô sẹo. Tim biểu hiện yếu đi, còn gọi là bệnh lý « loạn nhịp tim »
bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp
Bệnh cơ tim được chia thành nhiều loại. Theo đó, mỗi loại bệnh cơ tim sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau.
2. Những ai dễ mắc bệnh cơ tim?
- Những người thường xuyên uống rượu bia, thức uống có cồn; sử dụng ma túy
- Những người có cha/mẹ hoặc người thân tiền sử bệnh cơ tim dễ mắc bệnh cơ tim bẩm sinh
- Những người đã điều trị ung thư bằng thuốc hóa trị, xạ trị
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh cơ tim
Trong thời gian đầu của bệnh, chúng ta rất khó xác định vì bênh không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi bệnh cơ tim tiến triển, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau :
Xem Thêm: Top 7 mẹo đơn giản để đánh tan hoàn toàn những cơn đau của bệnh trĩ
- Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi làm việc nặng, căng thẳng
- Thường xuyên ho khi nằm xuống, cảm giác đau tức ngực
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt, ngất xỉu
- Phù chân, mắt cá và bàn chân
Những dấu hiệu này đều được nhận biết chỉ khi bệnh đã tiến triển. Chính vì vậy, nếu người nhà phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng như trên nên đến ngay Bệnh viện để kiểm tra tim sớm nhất có thể.
Hầu hết những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh cơ tim đều sẽ được chỉ định kiểm tra tim bằng ECG (điện tâm đồ), chụp X-quang lồng ngực, siêu âm tim đồ để phát hiện bệnh.
4. Nguyên nhân bị bệnh cơ tim
Từ các đối tượng dễ mắc bệnh cơ tim, chúng ta có thể biết được một số nguyên nhân bị bệnh cơ tim thường gặp nhất. Nhiều nguyên nhân đều ít được quan tâm, tìm hiểu nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến tim, dẫn đến bệnh cơ tim
- Nguyên nhân thứ nhất và cũng khá phổ biến là di truyền. Trường hợp phổ biến nhất là mẹ di truyền bệnh sang con.
- Thứ hai là người mắc bệnh tăng huyết áp lâu ngày. Người bệnh tăng huyết áp dễ mắc thêm bệnh về cơ tim do máu huyết không lưu thông, thường biến đổi. Trường hợp bệnh nặng của tăng huyết áp là nhồi máu cơ tim. Những người từng bị nhồi máu cơ tim cũng có nguy cơ mắc bệnh cơ tim cao.
- Những căn bệnh về tim như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim… đều là nguyên nhân của bệnh cơ tim. Một số căn bệnh như hemochromatosis (bệnh tích tụ quá nhiều sắt trong cơ thể), sarcoidosis (bệnh xuất hiện các ổ viêm bất thường trong nhiều cơ quan của cơ thể), amyloidosis (bệnh tích tụ bất thường protein Amyloid)
- Một nguyên nhân nữa mà ít người biết đến là các căn bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cường giáp hay béo phì. Phụ nữ khi trong thai kỳ cũng có thể gặp biến chứng dẫn đến bệnh cơ tim
5. Cách điều trị bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim là bệnh lý về tim mạch vì vậy mà những cách điều trị cũng rất phức tạp, đòi hỏi trình độ y, bác sĩ cao. Ngoài ra, bệnh cơ tim rất cần được phát hiện, nhận biết sớm. Nhờ vậy mới có thể hạn chế tiến triển của bệnh, kéo dài cuộc sống. Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim được biết đến nhiều như :
- Thay đổi lối sống lành mạnh để giảm triệu chứng bệnh cơ tim. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau quả tươi, giảm muối, hạn chế chất béo. Người bệnh phải giữ tinh thần lạc quan, giải tỏa căng thẳng. Thường xuyên tập thể dục thể thao và tránh xa rượu bia thuốc lá.
- Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc được sử dụng thường xuyên bao gồm :
- Thuốc chống loạn nhịp giúp tim đập bình thường
- Thuốc giảm huyết áp như những chất ức chế ACE, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông, thuốc giảm viêm như Corticosteroid
- Ngoài ra còn có một số loại thuốc bổ trợ như thuốc lợi tiểu giúp đào thải muối natri và chất lỏng ra khỏi cơ thể ; thuốc cân bằng điện gải như Aldosterone để cơ bắp và dây thần kinh hoạt động một cách chính xác.
Điều trị bệnh cơ tim tại bệnh viện
- Can thiệp hoặc phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ. Cụ thể có thể kể đến « Cardioversion », biện pháp sử dụng máy tạo nhịp tim, thiết bị hõ trợ thất trái (LVAD), máy tái động tim (CRT), hoặc máy khử rung tim (ICD) cấy ghép để kiểm soát một số rối loạn nhịp tim.
- Ghép tim: Đối với những người bị bệnh cơ tim phì đại, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ các bộ phận cơ tim dày. Khi thuốc không thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh cơ tim nữa, việc cấy ghép tim sẽ được các bác sĩ xem xét và tiến hành để kéo dài cuộc sống của bệnh nhân
Leave a Reply