Người Việt đang “ăn” các hóa chất độc hại mỗi ngày
Trên thực tế, đó là một thực trạng đáng buồn tại nước ta. Từ cọng rau muống, hạt gạo, miếng thịt, các loại hoa quả đều chứa các chất hóa học độc hại đối với sức khỏe con người. Con đường từ bàn ăn của người Việt tới bệnh viện và nghĩa trang chưa bao giờ ngắn như bây giờ.
Không biết từ bao giờ, thực phẩm và các hóa chất độc hại đã trở thành bộ đôi hoàn hảo không thể tách rời. Những người tiêu dùng đang phải “khuất mắt trông coi” để mặc cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc “nhọc nhằn” tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hóa chất độc hại và thực phẩm: Bộ đôi hoàn hảo
Chưa bao giờ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta lại phức tạp như hiện nay. Hầu hết các loại thực phẩm được tiêu thụ trên thị trường đều chứa các chất hóa học có hại cho sức khỏe con người. Chúng ta có thể dễ dàng kể ra hàng chục, hàng trăm loại thực phẩm “ngậm” hóa chất đang được người Việt sử dụng hàng ngày như: thịt bò bị làm giả từ thịt lợn sề, dừa bị tẩy trắng bằng hóa chất, bún, bánh canh chứa chất tẩy trắng, mít non chín trong vòng một ngày, cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất, hô biến nem, giò ngon từ thịt thiu, hải sản trắng nõn nhờ đạm Urea và thuốc tẩy Javel, gà vàng ươm do nhuộm hóa chất, chân giò nhừ nhờ bột làm sạch bồn cầu, rau tươi, rau xanh “hồi sinh” từ rau héo…Vâng, chắc hẳn khi nghe tên của những loại thực phẩm trên, quý độc giả có thể liên tưởng đến các câu thần chú của vị thần A-la-đanh trong câu truyện cổ Nghìn lẻ một đêm của xứ sở Ả Rập huyền bí. Trên thực tế, đó là một thực trạng đáng buồn tại nước ta. Từ cọng rau muống, hạt gạo, miếng thịt, các loại hoa quả đều chứa các chất hóa học độc hại đối với sức khỏe con người. Con đường từ bàn ăn của người Việt tới bệnh viện và nghĩa trang chưa bao giờ ngắn như bây giờ.
“Chỉ mặt, điểm tên” các chất hóa học có hại trong thực phẩm
Không quá khi nói rằng, phần lớn các loại thực phẩm chúng ta đang ăn mỗi ngày đều đã được “tắm” hóa chất độc hại. Theo thống kê, có hàng trăm loại hóa chất độc hại đang được người Việt sử dụng để đầu độc chính những người dân đất Việt. Có thể kể đến:
- Hóa chất bảo quản sodium benzoate: đây là loại hóa chất làm cho thực phẩm lâu bị khô, hư, chống mốc và giữ được màu, mùi nguyên bản. Nếu không được loại bỏ thành phần phenol trước khi đưa vào sử dụng, hóa chất nàysẽ gây nguy cơ nhiễm độc phenol rất lớn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của người tiêu dùng.
- Các hóa chất bảo vệ thực vật:; các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng…đang được những người nông dân Việt Nam tắm cho rau cỏ mỗi ngày, chúng làm cho rau quả luôn xanh mướt,đẹp mắt và to hơn kích thước bình thường. Theo thống kê, các hóa chất này là nguyên nhân gây nên hàng trăm nghìn vụ ngộ độc thực phẩm, nặng có thể dẫn tới tử vong.
- Hóa chất tẩy trắng chloride sodium hydrosufite: được sử dụng để làm trắng các loại bún, bánh phở, miến, mì gạo…Khi bị tiếp nhiễm loại hóa chất này, người tiêu dùng có thể bị ho rũ rượi, nghẹt thở, khó thở và có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
- Màu thực phẩm: loại màu thực phẩm công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay có thể gây nên hiện tượng kích ứng da, nứt da, tạo vảy nến hoặc dị ứng, nghẹt mũi
- Formol: chất hóa học dùng để bảo quản tử thi này đã được tẩm lên các bánh phở tươi ngon mà chúng ta thưởng thức mỗi ngày. Formol sẽ gây ói mửa,tiêu chảy kéo dài gây mất nước, nặng có thể dẫn tới tử vong. Khi tiếp nhiễm trực tiếp, bề mặt tiếp xúc sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể phát triển thành các bệnh ngoài da như eczema…
Xem Thêm: Top 9 tác dụng phụ của kháng sinh mà ngay cả bác sinh cũng ít nói cho bạn biết
Nhọc nhằn con đường “tìm thực phẩm sạch”
Trước thực trạng này, nhiều người tiêu dùng tìm đến nguồn cung cấp thực phẩm an toàn như các siêu thị hay tìm về các vùng quê. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh giải pháp đó không thực sự tối ưu. Rất nhiều siêu thị uy tín, các hãng thực phẩm lớn bị xử phạt vì tiêu thụ và sản xuất các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, bên cạnh đó, không nhiều hộ gia đình có thể chịu được mức giá cao của các loại thực phẩm trong siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch. Trong khi đó, rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn phương án “tự cung tự cấp”, nghe thì có vẻ nực cười khi họ đang dần quay trở lại thời kì bao cấp cách đây vài chục năm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng rất hạn chế bởi người tiêu dùng chỉ có thể tự trồng các loại rau sạch chứ không thể về quê làm anh nông dân cấy lúa, nuôi gà, chăn lợn chỉ để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.
Đến bao giờ, con đường tìm kiếm thực phẩm sạch của người tiêu dùng Việt mới đỡ “nhọc nhằn” ?
Leave a Reply